Liên Hệ

: email: tranhmynghe@gmail.com * DĐ: 0945 942 968 * Giao hàng toàn quốc

Bát Tiên Đắc Đạo

Bát Tiên là 8 vị Tiên ở 8 động đá của núi Bồng Lai trên đảo Bồng Lai nơi cõi Thiêng liêng. Theo truyền thuyết Đạo Lảo , Bát Tiên gần giống như các vị thánh đem lại sự bình yên cho gia chủ.

Thái Bình Đẩy Mạnh Phát Triển Làng Nghề

Thái Bình Đẩy Mạnh Phát Triển Làng Nghề

(Chinhphu.vn) - Sau 10 năm, số làng nghề được công nhận của tỉnh Thái Bình từ con số 82 làng đã lên 229 làng.

 Sau 10 năm, số làng nghề được công nhận của tỉnh Thái Bình từ con số 82 làng đã lên 229 làng. Để khôi phục và phát triển làng nghề, Thái Bình đã có chủ trương và hướng đi mới, đó là coi trọng chất lượng và hiệu quả.Thái Bình là một trong những tỉnh có nhiều nhóm nghề truyền thống nổi tiếng như: nghề dệt ở Phương La (Hưng Hà) có từ Thế kỷ thứ 13, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Kiến Xương) có từ 500 năm trước, nghề thêu ren xuất khẩu ở Minh Lãng - Vũ Thư cũng có từ khá sớm (120 - 150 năm). Những năm gần đây thêm một số nghề mới như dệt lưới ninon phục vụ đánh bắt thủy, hải sản; đan móc hộp sợi… đưa số nghề lên hơn 50 nghề.

 

Nghề và làng nghề ở Thái Bình đã góp phần không nhỏ vào việc phân công lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm. Năm 2010, số lao động làm nghề đã lên tới 150.000 người.

Vào năm 2000 giá trị sản xuất các làng nghề tỉnh Thái Bình mới đạt 660 tỷ đồng (theo giá cố định 1994) thì đến năm 2010 đã đạt 2.520 tỷ đồng, chiếm 1/4 tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thái Bình. Nhiều xã duy trì và phát triển được làng nghề trở lên giàu có như Hồng Thái, Lê Lợi, Nam Cao (Kiến Xương); Tân Lễ, Thái Phương (Hưng Hà), Đông Sơn, Đông La, Nguyên Xá (Đông Hưng)… mỗi năm giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm từ 50 - 60% trong tổng giá trị sản xuất của xã.

Đến 2015, tỉnh Thái Bình phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hơn 15.000 tỷ đồng (theo giá cố định 1994) trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề phấn đấu đạt 5.150 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 14%.

Để đạt mục tiêu trên, tỉnh Thái Bình sẽ chú trọng tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của làng nghề. Theo đó, duy trì ổn định phát triển 200 làng nghề; tiếp tục hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách để duy trì 300 doanh nghiệp làng nghề.

Tỉnh Thái Bình cũng ban hành một số chính sách khuyến khích đầu ra cho sản phẩm, một số chính sách về thuế, vốn vay cho hộ sản xuất… bảo đảm cho lao động làng nghề có thu nhập, đạt mức bình quân từ 1,5 triệu đồng/người/tháng trở lên.

Nam Khánh

(Nguồn: Báo Thái Bình)

© Cửa hàng Tranh Mỹ Nghệ

Vũ Quang Thiện - SN 203 - Khu 8 - Thị trấn Diêm Điền - Thái Thụy - Thái Bình - ĐT:0945942968

Giấy phép Kinh doanh số: 08D 011 cấp ngày 28/8/2000

WebDoanhNghiep.biz thiết kế web này